Trong khi ba quy luật của Wyckoff cung cấp nền tảng toàn cảnh về phương pháp, chín phép thử mua và bán lại đóng vai trò như những nguyên tắc chi tiết để kiểm tra các điều kiện tham gia vào thị trường, nó giống như chiếc chìa khóa từng bước mở ra cánh cửa để tham gia vào giao dịch. Các phép thử này giúp xác định thời điểm một Trading Range sắp kết thúc và báo hiệu sự khởi đầu của một xu hướng tăng hoặc giảm mới.

Nói cách khác, chín phép thử mua – bán giúp xác định ngưỡng kháng cự ít nhất của thị trường. Dưới đây là danh sách các phép thử mua và bán, cũng như các biểu đồ phù hợp để sử dụng trong từng tình huống cụ thể.

9 Buying Test

  1. Hoàn thành mục tiêu trong một xu hướng giảm trước đó – Sử dụng biểu đồ Point and Figure để đếm mục tiêu giá.
  2. Xuất hiện các điểm Preliminary Support (PS), Selling Climax (SC), Secondary Test (ST), Change of Character (CHOCH) – Sử dụng biểu đồ nến, biểu đồ thanh và Point and Figure (PnF).
  3. Hành động tăng giá với khối lượng tương ứng (giá tăng, khối lượng tăng; giá giảm, khối lượng giảm) – Sử dụng biểu đồ nến và biểu đồ thanh.
  4. Có dấu hiệu kiểm tra nguồn cung bằng cách phá vỡ các mức hỗ trợ, xuất hiện dấu hiệu “Spring” hoặc “Shakeout”, phá vỡ đường cung hoặc đường xu hướng giảm – Sử dụng biểu đồ nến, thanh hoặc PnF.
  5. Giá phá vỡ cấu trúc giảm và hình thành đỉnh cao hơn (Higher High – HH) – Sử dụng biểu đồ nến, thanh hoặc PnF.
  6. Sau đó giá hình thành đáy cao hơn (Higher Low – HL) để xác nhận cấu trúc tăng – Sử dụng biểu đồ nến, thanh hoặc PnF.
  7. Xác định các cổ phiếu mạnh hơn thị trường (những cổ phiếu này sẽ tăng trước thị trường và điều chỉnh trước thị trường; tín hiệu tạo đáy của thị trường có thể bắt đầu từ đây) – Sử dụng biểu đồ nến và thanh.
  8. Giá hình thành vùng tích lũy ngang (nền) – Sử dụng biểu đồ PnF.
  9. Xác định tỷ lệ Risk and Reward tiềm năng với mức lợi nhuận tối thiểu gấp ba lần mức dừng lỗ (R- 1:3) – Sử dụng biểu đồ nến, thanh hoặc PnF.

9 Selling Test

  1. Hoàn thành mục tiêu trong một xu hướng tăng trước đó – Sử dụng biểu đồ Point and Figure để đếm mục tiêu giá.
  2. Xuất hiện các điểm Cung sơ bộ (Preliminary Supply – PSY), Đỉnh mua (Buying Climax – BC), Kiểm tra thứ cấp (Secondary Test – ST), xác nhận sự thay đổi đặc điểm (CHOCH – Change of Character) – Sử dụng biểu đồ nến, biểu đồ thanh và PnF.
  3. Hành động giảm giá với khối lượng tương ứng (giá giảm, khối lượng tăng; giá tăng, khối lượng giảm) – Sử dụng biểu đồ nến và biểu đồ thanh.
  4. Có dấu hiệu kiểm tra nguồn cầu bằng cách phá vỡ các mức kháng cự lên cao hơn, xuất hiện dấu hiệu “Upthrust” hoặc “Utad”, phá vỡ đường cầu hoặc đường xu hướng tăng – Sử dụng biểu đồ nến, thanh hoặc PnF.
  5. Giá phá vỡ cấu trúc tăng và hình thành đáy thấp hơn (Lower Low – LL) – Sử dụng biểu đồ nến, thanh hoặc PnF.
  6. Sau đó giá hình thành đỉnh thấp hơn (Lower High – LH) để xác nhận cấu trúc giảm – Sử dụng biểu đồ nến, thanh hoặc PnF.
  7. Xác định các cổ phiếu mạnh hơn thị trường (những cổ phiếu này sẽ tăng trước thị trường và điều chỉnh trước thị trường; tín hiệu tạo đỉnh của thị trường có thể bắt đầu từ đây) – Sử dụng biểu đồ nến và thanh.
  8. Giá hình thành vùng tích lũy ngang (nền) – Sử dụng biểu đồ PnF.
  9. Xác định tỷ lệ Risk and Reward tiềm năng với mức lợi nhuận tối thiểu gấp ba lần mức dừng lỗ (R – 1:3) – Sử dụng biểu đồ nến, thanh hoặc PnF.

Chín phép thử mua và bán này không chỉ giúp nhận biết khi nào có thể vào lệnh, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận khi giao dịch.
Chúc các bạn giao dịch vui vẻ!

Đừng quên tham gia cộng đồng Tâm Tuệ An để nhận được những chia sẻ quý báu từ các Trader khác giúp cho việc học hỏi và giao dịch tốt hơn.

Cộng đồng Tâm Tuệ An:

Chúc bạn giao dịch hiệu quả và rút lợi nhuận đều đặn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *